Hướng dẫn xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở an toàn

Hướng dẫn xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở an toàn

Phương án chữa cháy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho cơ sở. Đặc biệt, đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh việc xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn những quy trình xây dựng phương án chữa cháy và các bước cần thực hiện, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Phương án chữa cháy của cơ sở là gì? Cần đảm đảm các yêu cầu và nội dung gì?

Phương án chữa cháy của cơ sở là hồ sơ bắt buộc theo quy định tại Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP đối với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Các hồ sơ của phương án chữa cháy cơ sở cần đáp ứng, đảm bảo các yêu cầu và nội dung sau:

Sơ đồ phòng cháy chữa cháy được ứng dụng như thế nào
Sơ đồ phòng cháy chữa cháy được ứng dụng như thế nào
  • Phân loại các mặt hàng kinh doanh, đặc điểm, tính chất và nguy cơ dẫn đến cháy nổ của từng mặt hàng.
  • Các vật dụng dự trù để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cần đề ra các tình huống cháy phức tạp có thể xảy ra đối với cơ sở, khả năng lan rộng và mức độ nguy hiểm của đám cháy.
  • Từ những tình huống thực tế trên, đơn vị cơ sở lên kế hoạch tổ chức chỉ huy, sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, huy động lực lượng cứu hỏa để cùng chữa cháy nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản.
  • Phương án chữa cháy của cơ sở phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cần thay đổi, bổ sung, chỉnh lý phù hợp khi đơn vị thay đổi quy mô kinh doanh, loại hình kinh doanh,…

Ai cần xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở?

Theo quy định, người đứng đầu cơ sở kinh doanh, tổ chức, đại diện pháp lý doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở. Tùy vào quy mô, hoạt động kinh doanh và mức độ nguy hiểm của đám cháy, phương án chữa cháy của cơ sở sẽ thuộc quản lý của Cơ quan Công an hay Ủy ban Nhân dân cấp xã. Cụ thể:

  • Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có diện tích 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1500m3 trở lên sẽ do Cơ quan Công an quản lý.
  • Hộ kinh doanh dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3 sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tùy vào từng đơn vị quản lý mà phương án chữa cháy sẽ cần đáp ứng những điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số yêu cầu chung như đơn vị kinh doanh cần phải trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, nội quy, tiêu lệnh,….

Cách xây dựng phương án chữa cháy cơ sở

Quy trình tổ chức phương án chữa cháy như thế nào
Quy trình tổ chức phương án chữa cháy như thế nào

Những nội dung cần có trong hồ sơ phương án chữa cháy của cơ sở

Điều 3 thông tư số 66/2014/TT-BCA đã quy định cụ thể về hồ sơ chữa cháy cơ sở cần có đầy đủ các giấy tờ liên quan sau:

  • Các văn bản chỉ đạo, nội quy, quy trình, quy định, văn bản hướng dẫn về an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Bản vẽ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu và đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy.
  • Sơ đồ bố trí trưng bày hàng hóa, kho bãi kinh doanh, vị trí các thiết bị cứu hỏa, nguồn nước.
  • Quyết định xây dựng, thành lập đội phòng cháy chữa cháy của cơ sở.
  • Phương án chữa cháy đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, kết quả của các đợt tập huấn, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
  •  Các biên bản liên quan đến kiểm tra an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, hoạt động của đội, sổ theo dõi các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận hoàn thành các khóa huấn luyện về phòng cháy chữa cháy. 
  • Bảng thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cơ sở.

Quy trình nộp hồ sơ phương án phòng cháy chữa cháy

Quy trình nộp và xét duyệt hồ sơ phương án chữa cháy của cơ sở bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết trong hồ sơ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Công an hoặc Ủy ban Nhân dân cấp xã. Lưu ý, trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy, phương án chữa cháy của cơ sở là quan trọng nhất, do đó, bạn cần đảm bảo phương án được xây dựng theo đúng quy định và yêu cầu của đơn vị quản lý, xét duyệt hồ sơ.
  • Bước 3: Chờ xét duyệt hồ sơ.

Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào là an toàn?

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra, bạn cần: 

  • Bình tĩnh, xác định vị trí đám cháy để có phương án chữa cháy phù hợp.
  • Hô hoán để nhờ sự hỗ trợ của người dân để thực hiện các biện pháp chữa cháy nhanh chóng tại chỗ, đồng thời thoát hiểm, di dời tài sản đến nơi an toàn, giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngắt hết các thiết bị điện tại nơi xảy ra đám cháy, tránh cháy lan và gây nổ.
  • Gọi ngay 114 để được lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến hỗ trợ dập tắt đám cháy.
  • Sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cơ sở để kiểm soát và dập tắt đám cháy.
  • Trường hợp có người mắc kẹt trong đám cháy, cần ưu tiên cứu người, sau đó, di dời các tài sản gần đám cháy, ngăn cháy lan và làm bùng ngọn lửa.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Tại sao phải xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở?

Việc xây dựng phương án chữa cháy có vai trò quan trọng, nhằm giúp các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hiểu rõ hơn về quy trình phòng cháy chữa cháy. Từ đó, tự giác phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các sự cố hỏa hoạn xảy ra, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. 

2. Các sơ đồ phòng cháy chữa cháy?

Sơ đồ phòng cháy chữa cháy thể hiện rõ cấu trúc, cách thức hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ sở và áp dụng các phương pháp cứu hỏa nhanh chóng, phù hợp khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Hiện nay, có 2 loại sơ đồ phòng cháy chữa cháy, gồm:

  • Sơ đồ phòng cháy chữa cháy thường gồm thiết bị báo cháy đầu vào (đầu báo khói, đầu báo nhiệt), trung tâm điều khiển báo cháy, thiết bị báo cháy đầu ra (chuông báo cháy, đèn báo cháy, bộ gọi tự động,….)
  • Sơ đồ phòng cháy chữa cháy địa chỉ có thiết bị báo cháy đầu vào (nút nhấn địa chỉ, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, module giám sát đầu vào). Khi phát hiện có tín hiệu của hỏa hoạn, các thiết bị đầu vào này sẽ báo về trung tâm điều khiển giúp nhanh chóng xác định được khu vực xảy ra hỏa hoạn. 

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về cách xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở, những nội dung cần có và quy trình, thủ tục xét duyệt. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích về phòng cháy chữa cháy, hãy liên hệ ngay đến Bảo hộ Hoàng Anh – đơn vị cung cấp các dịch vụ, thiết bị cứu hỏa uy tín, chất lượng nhất trên thị trường. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home Cart Sale Sale