Trẻ mầm non là nhóm độ tuổi đặc biệt cần được hướng dẫn về kỹ năng phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn 8 kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ em mầm non, giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm, nguyên nhân và cách ứng phó khi gặp sự cố cháy nổ.
Tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Kỹ năng khi có trái là một trong những kỹ năng sống quan trọng, giúp trẻ nhận định những mối nguy hại và ứng phó với chúng khi có hỏa hoạn xảy ra. Không chỉ vậy, việc dạy trẻ những kỹ năng thoát hiểm còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
- Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm.
- Phòng ngừa tai nạn và thương tích ở trẻ khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Các kỹ năng này sẽ giúp trẻ biết cách tự cứu mình khỏi nguy cơ cháy, mà còn phát triển kỹ năng quan sát, đánh giá tình huống và đưa ra quyết định nhanh chóng. Trẻ sẽ được học cách xác định điểm thoát hiểm, sử dụng tuyến đường thoát hiểm và các phương tiện hỗ trợ, như cửa sổ an toàn hoặc cầu thang dự phòng.
- Khi trang bị kỹ năng thoát hiểm sẽ giúp trẻ phát triển ý thức về an toàn từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ nhận thức được rằng cháy là một nguy hiểm và cần phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy để đề phòng.
Để đạt những điều trên, bố mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ cần đồng hành, truyền dạy cho con những kỹ năng về an toàn phòng cháy chữa cháy từ sớm, giúp con nhận biết và ứng phó với nguy hiểm, nhất là đối với mối đe dọa từ cháy nổ.
Những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non
Hiểu các nguyên nhân gây ra cháy nổ phổ biến
Đây là một trong những điều cần thiết giúp trẻ nâng cao nhận thức và có thêm hiểu biết về những nguyên nhân gây ra cháy nổ. Theo đó, các nguyên nhân cháy nổ thường gặp ở trường mầm non, trường học xuất phát từ chập điện, do cháy lan từ nơi khác đến, bất cẩn khi sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt,…
Báo cho người lớn hoặc gọi cho cứu hỏa 114
Gọi cứu hỏa chính là kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng. Hãy hướng dẫn trẻ gọi cho lực lượng cứu hỏa khi phát hiện có mùi khét, mùi khói hoặc thấy lửa cháy để nhận được sự giúp đỡ. Số điện thoại cần nhớ là 114.
Trong tình huống khẩn cấp, hãy dạy trẻ luôn giữ bình tĩnh. Nếu mắc kẹt trong đám cháy cần làm theo chỉ dẫn của người lớn, lực lượng cứu hỏa để thoát hiểm an toàn.
Tìm lối thoát hiểm
Tìm lối thoát hiểm là kỹ năng thoát khỏi đám cháy cần thiết và quan trọng mà bạn cần dạy cho trẻ. Hãy chỉ cho con biết những lối thoát an toàn để thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn xảy ra như cửa chính, cửa sổ, cửa vào buồng thang chống khói, cầu thang,… và nên dặn dò trẻ cố gắng thoát ra ngoài nhanh nhất có thể để đảm bảo an toàn.
Hô hoán để mọi người cùng biết
Khi phát hiện có cháy, hãy dạy trẻ biết cách thông báo, hô hoán để nhờ sự trợ giúp từ người lớn, giáo viên.
Sử dụng khăn nhúng nước, tránh hít khói độc
Hỏa hoạn, đám cháy có thể hình thành khói độc, hít phải khói này trong thời gian dài có thể dẫn đến tử vong. Do đó, người lớn cần hướng dẫn cho trẻ dùng khăn ướt để bịt mũi và cúi sát người xuống sàn nhà khi thoát nạn. Khi di chuyển, trẻ cần lấy khăn ướt, bịt vào mũi để tránh nhiễm khí độc.
Sử dụng thang thoát hiểm
Sử dụng thang thoát hiểm cũng là kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non cần thiết. Đối với trẻ ở chung cư, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng thang thoát hiểm, nhấn mạnh những lưu ý khi sử dụng thang để thoát khỏi đám cháy. Đặc biệt, hãy dặn trẻ cẩn trọng, quan sát thật kỹ tình hình xung quanh, vị trí đám cháy để đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng thang thoát hiểm. Tuyệt đối, không được sử dụng thang máy khi có cháy nổ.
Cách dập lửa trên quần áo bị bắt lửa
Trong tình huống trẻ bị bắt lửa trên quần áo, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn:
- Nhanh chóng nằm xuống sàn và lăn nhiều vòng qua lại để dập tắt lửa.
- Làm ướt quần áo bằng nước từ vòi sen, bồn tắm hoặc bất kỳ nguồn nước nào gần đó để hạn chế khả năng lửa lan rộng và bảo vệ da khỏi bị bỏng.
Hướng dẫn trẻ cách ngăn khói lan vào phòng
Việc ngăn khói lan vào phòng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Khi trẻ bị mắc kẹt trong phòng, hãy hướng dẫn bé đóng cửa kín để ngăn khói bay vào. Bịt các khoảng trống ở mép cửa, quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính để tránh khói ngạt bay vào.
Dạy trẻ kỹ năng sử dụng bình chữa cháy
Sử dụng bình chữa cháy là kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non quan trọng và vô cùng cần thiết. Hãy hướng dẫn trẻ các bước để sử dụng bình chữa cháy mini để chữa đám lửa nhỏ.
Quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy
Để tăng cường nhận thức, hiểu biết về phòng cháy chữa cháy, trẻ em cần được trau dồi thêm những kiến thức về quy tắc an toàn phòng cháy chữa cháy. Cụ thể, các quy tắc trẻ cần nhớ gồm:
- Không được chơi với diêm, bật lửa, hoặc các vật dụng gây cháy khác
- Tránh xa ngọn lửa và các bề mặt nóng
- Để các vật liệu dễ cháy xa nguồn nhiệt
- Lên kế hoạch thoát hiểm khi có cháy và thực hành thường xuyên
- Biết vị trí của chuông báo cháy và bình chữa cháy trong nhà và trường học
Một số quy tắc cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm
1. Tại sao cần dạy trẻ mầm non về phòng cháy chữa cháy?
Trẻ em rất hiếu động và tò mò, điều này có thể khiến chúng tiếp xúc với các nguy cơ gây cháy nổ mà không nhận thức được. Việc trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy từ sớm sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi có sự cố xảy ra.
2. Độ tuổi nào thích hợp để bắt đầu dạy trẻ về phòng cháy chữa cháy?
Trẻ có thể bắt đầu học về phòng cháy chữa cháy từ khi 3 tuổi. Tuy nhiên, cần điều chỉnh phương pháp dạy và nội dung sao cho phù hợp với nhận thức và khả năng tiếp thu của từng độ tuổi.
Việc trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp giảm thiểu thương vong mà còn giúp trẻ an toàn khi có sự cố xảy ra. Hy vọng rằng từ 9 kỹ năng phòng cháy chữa cháy trên, bố mẹ, giáo viên sẽ hướng dẫn và chỉ dạy con cách thoát khỏi đám cháy, bảo vệ bản thân.